Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Hướng dẫn sử dụng lệnh Sweep trong Solidworks

Phần này sẽ giới thiệu đến các bạn cách sử dụng lệnh Sweep Boss/Base trong phần mềm Solidworks.

1. Lệnh Sweep Boss/Base :

Dùng để tạo đối tượng 3D bằng cách quét (kéo) biên dạng theo một đường dẫn vuông góc với mặt chứa biên dạng.

Cách thực hiện lệnh Sweep :

Bước 1 : Tạo một Sketch và vẽ đường dẫn trên Sketch vừa tạo.


Nguyen Anh Tri

Bước 2 : Tạo một Sketch mới (trên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng tạo Sketch đường dẫn) và vẽ biên dạng cần quét.


Nguyen Anh Tri

Bước 3 : Kích hoạt lệnh Sweep.



2. Áp dụng lệnh Sweep để xây dựng mô hình Lò xo :




Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Hướng dẫn sử dụng các lệnh Extrude và Loft trong Solidworks

Trong video này, mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng hai lệnh là Extrude và Loft kết hợp để xây dựng mô hình chiếc búa (Hammer).

1. Lệnh Extrude Boss/Base : 

Dùng để tạo đối tượng 3D bằng cách kéo theo phương vuông góc với mặt phẳng (plane) chứa biên dạng.

Các lựa chọn trong lệnh Extrude Boss/Base :
-  Blind : Chiều cao Extrude do người dùng xác định (bằng cách nhập giá trị hoặc kéo).
- Up to Vertex : Đùn tới bề mặt có đỉnh (hoặc cạnh) được chọn nằm trong mô hình.
- Up to Surface : Đùn tới một mặt (phẳng hay không phẳng) được chọn.
- Offset from Surface : Đùn cách một mặt (phẳng hay không phẳng) một giá trị cho trước.
- Up to Body : Đùn tới một vật thể được chọn.
- Midplane : Đùn đều theo hai hướng.

2. Lệnh Loft Boss/Base :

Dùng để tạo đối tượng 3D từ các biên dạng khác nhau bất kỳ nằm trên các mặt phác thảo song song (từ 02 biên dạng trở lên).

Cách thực hiện :
- Bước 1 : Tạo các Sketch song song nhau và vẽ biên dạng cần Loft trên những Sketch vừa tạo.

Nguyen Anh Tri

- Bước 2 (chỉ thực hiện khi cần) : Tạo những Sketch mới và vẽ đường dẫn đi qua các biên dạng. Đóng Sketch lại.

Nguyen Anh Tri

- Bước 3 : Kích hoạt lệnh Loft Boss/Base. Click chọn các Sketch chứa biên dạng. Click chọn những Sketch chứa đường dẫn (khi có bước 2). Click OK để thoát lệnh.

Nguyen Anh Tri


3. Áp dụng lệnh Extrude và Loft để xây dựng mô hình chiếc búa (Hammer) :


Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Hướng dẫn sử dụng các lệnh cơ bản trong môi trường Sketch của phần mềm Solidworks.


Nguyen Anh Tri
SKETCH là môi trường phác thảo trong Solidworks. Phác thảo là bước đầu tiên để thiết kế các mô hình, các chi tiết. Chúng được thực hiện trên các mặt phẳng (Plane). Tùy vào độ phức tạp hình học của các chi tiết khác nhau mà ứng với mỗi chi tiết, người thiết kế phải tạo các mặt phẳng vẽ phác khác nhau. Thông thường Solidworks mặc định mặt phác thảo là mặt Front. Phần mềm có 3 mặt phẳng mặc định là Front, Top và Right. Để thiết kế các chi tiết phức tạp thì phải tạo thêm các mặt phẳng phác thảo phụ trợ bằng lệnh Plane.






Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Tài liệu Mastercam X7

BÀI 3 : SURFACE ROUGH POCKET & DRILL TOOLPATH 


Cho bản vẽ chi tiết như hình :
mastercam x7

mastercam x7

  1. Pocket toolpath :
  Chọn dao Flat Endmil Ø10mm để gia công biên dạng contour.
mastercam x7
   2. Contour toolpath : 
  Có nhiều cách gia công biên dạng (2), ở đây ta tiến hành gia công kiểu Contour.
  Chọn dao Flat Endmill Ø10mm.
mastercam x7

  3. Surface Rough Pocket :

  Để gia công hốc (3), ta dùng kiểu chạy dao Surface Rough Pocket.
mastercam x7
  Sau khi chọn kiểu Pocket, phần mềm sẽ yêu cầu Select Drive Surface : chọn các mặt cần gia công. Ta chọn các mặt như hình :
mastercam x7

  Tiếp theo đó, bảng thông số Surface Rough Pocket sẽ xuất hiện để ta thiết lập.
 - Tại tab Toolpath parameters, ta chọn dao Flat Endmill Ø5mm.
mastercam x7
 - Tại tab Surface Parameters : ta thiết lập các thông số bề mặt gia công. 
mastercam x7
  Clearance : Mặt phẳng an toàn. Là mặt phẳng sau khi kết thúc gia công của dao đó, dao sẽ rút lên vị trí này.
  Tip : Kiểu bù dao.
  Retract... : Mặt phẳng lùi dao lên sau mỗi lần chuyển dao để gia công lát cắt kế tiếp.
  Feed Plane : Mặt phẳng bắt đầu gia công.
  Top stock : Mặt đỉnh phôi.
  Regen : Xuất lại thông số bề mặt.

 - Tại tab Rough Parameter : thiết lập các thông số gia công thô.
mastercam x7
  Total tolerance : Dung sai tổng của bề mặt sau gia công thô.
  Maximum stepdown : Chiều sâu cắt lớn nhất cho mỗi lát cắt.
  Use entry point : Sử dụng chức năng vào dao.
  Plunge outside containment boundary : Xuống dao từ bên ngoài đường biên giới hạn vùng gia công.
  Align plunge entries for start holes : Chỉnh hướng xuống dao theo các lỗ khoan bắt đầu.
 - Tại tab Pocket parameters :
mastercam x7
  Cutting method : Chọn phương pháp cắt gọt.
  Stepover percentage : Xác định khoảng dịch dao theo tỷ lệ với đường kính dụng cụ.
  Stepover distance : Xác định khoảng dịch dao bằng một hằng số cho trước.
  Spiral inside to outside : Vòng xoắn đường dụng cụ có hướng từ trong ra ngoài.
  Use quick zigzag : Sử dụng kiểu chạy zigzag nhanh.
  Roughing angle : Góc cắt thô so với phương X.
  Kết quả :
mastercam x7
  4. Drill :
 - Chọn Toolpath/ Drill.
mastercam x7
 - Chọn vị trí tâm lỗ cần khoan.
mastercam x7
 - Tại tab Tool, ta chọn mũi khoan Ø5mm và thiết lập thông số về lượng chạy dao, tốc độ trục chính.
mastercam x7
 - Tại tab Cut Parameters : ta thiết lập kiểu chu trình gia công khoan tại mục Cycle.
mastercam x7
  Drill/ Counterbore : Khoan theo chu trình G81.
  Peck Drill : Khoan theo chu trình G83.
  Chip Break : Khoan theo chu trình G73.
 - Tại tab Linking Parameters.
mastercam x7
  Kết quả :
mastercam x7
 Mô phỏng các nguyên công, ta có kết quả đường chạy dao như hình :
mastercam x7

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Tài liệu Mastercam X7

BÀI 2 : POCKET MILLING TOOLPATH 


Cho bản vẽ chi tiết như hình :

mastercam x7


mastercam x7

  Chi tiết trên cần hai kiểu đường chạy dao để gia công : Contour và Pocket.
  Ta tiến hành các bước thiết lập từ bước 1 đến bước 5 như Bài 1 Contour toolpath.
mastercam x7
  1. Contour toolpath :
  Chọn dao Flat Endmil Ø15mm để gia công biên dạng contour.
mastercam x7
  2. Pocket contour : 
  Ta có hai biên dạng pocket cần gia công : biên dạng hốc tròn và biên dạng chữ nhật hở.
  * Gia công biên dạng hốc tròn :
  - Chọn Toolpaths/ Pocket.
mastercam x7
  - Hộp thoại Chaining xuất hiện, ta chọn biên dạng hốc tròn như hình. Nhấn OK sau khi chọn xong.mastercam x7
  - Chọn dụng cụ gia công tại hộp thoại 2D Toolpaths - Pocket. Ở đây, để tiết kiệm dao, ta tiếp tục sử dụng Flat Endmill Ø15mm.
 - Tại tab Cut parameters, ta thiết lập các thông số cắt.
mastercam x7
  Machine direction : Kiểu phay thuận hay phay nghịch.
  Pocket Type : Kiểu pocket, ở đây ta chọn kiểu Standard.
  Stock to leave on walls và Stock to leave on floors : Lượng dư chừa ra ở thành và ở đáy.
 - Tại tab Roughing, ta có thể chọn các phương pháp cắt (Trong ví dụ này ta chọn kiểu Spiral).
mastercam x7
  Stepover percentage : xác định khoảng dịch dao theo tỷ lệ với đường kính dụng cụ.
  Stepover distance : xác định khoảng dịch dao bằng một hằng số cho trước.
  Spiral inside to outside : dao sẽ di chuyển từ tâm vòng xoắn ra ngoài.
 - Tại tab Finishing.mastercam x7
  Finish outer boundary : gia công tinh biên dạng ngoài.
  Start finish pass at closest entity : bắt đầu bước gia công tinh tại điểm gần nhất.
  Keep tool down : Luôn giữ dao đi xuống.
 - Thiết lập chiều sâu cắt tại tab Depth Cuts.
mastercam x7
 - Tại tab Linking Parameters.
  Retract... : Mặt phẳng rút dao lên sau khi gia công xong.
  Feed Plane : Mặt phẳng bắt đầu gia công.
  Top stock : Mặt đỉnh phôi.
  Depth : Chiều sâu cắt.
  Nhấn OK sẽ xuất hiện đường chạy dao như sau :
mastercam x7

* Gia công hốc chữ nhật hở :
 - Chọn Toolpaths/ Pocket.
 - Chọn biên dạng gia công như hình, OK.
mastercam x7
 - Chọn dao tại tab Tool. Ở đây ta chọn dao Flat Endmill Ø10mm.
mastercam x7
 - Tại tab Cut Parameters, ta thiết lập các thông số cắt.
mastercam x7
  Pocket type : ta chọn Open để gia công biên dạng hở.
  Use Standard pocket for closed chains : Sử dụng đường chạy dao kiểu Standard để gia công.
  Use open pocket cutting method : Sử dụng đường chạy dao kiểu biên dạng hở để gia công.
 - Thiết lập chiều sâu cắt tại Depth Cuts.
 - Thiết lập các thông số tại Linking Parameters.
  Kết quả :
mastercam x7

Mô phỏng các nguyên công, ta có kết quả đường chạy dao như hình :
mastercam x7

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Tài liệu MasterCam X7

BÀI 1 : CONTOUR MILLING TOOLPATH 


Cho bản vẽ chi tiết như hình :

mastercam x7

  Bước 1 : Mở chương trình Mastercam X7. 
  Bước 2 : Chọn File/ Open, chỉ đường dẫn đến File hình vẽ (nếu vẽ bằng phần mềm 3D khác).
mastercam X7
   Bước 3 : Thiết lập chuẩn phôi (WCS)
-            - Click WCS.
-            - Trên cây thư mục, chọn View Manger.
mastercam X7mastercam X7

        - Thiết lập thông số như hình :



Sau khi thiết lập xong, ta sẽ có được hệ tọa độ mới như hình :
mastercam X7
       Bước 4 : Chọn loại máy (Machine Type).
      - Click Machine Type/ Mill.
mastercam X7


Ở đây ta chọn loại máy phù hợp với xưởng sản xuất của quý công ty đang có. (Trong ví dụ này ta chọn Default).
Sau khi chọn xong, ta nhìn phía trái màn hình sẽ xuất hiện Machine Group, đây là nơi chứa các dữ liệu về các thông số dao, biên dạng đường chạy dao...
mastercam X7
 Bước 5 : Xác định các thuộc tính :
Tại môi trường Operation Manager, xổ phần Properties
mastercam X7
-         Chọn tab Files :
mastercam X7
Group name : Thay đổi tên chương trình
Toolpath directory : Thay đổi đường dẫn xuất ra file đường chạy dao (toolpath).
-        Chọn tab Tool settings:
mastercam X7
Program : Thay đổi tên chương trình CNC.
Material : Chọn vật liệu chi tiết.
-         Chọn tab Stock Setup :
mastercam X7
 Chọn Bounding box 
mastercam X7
Click OK, OK
Màn hình sẽ xuất hiện một hình hộp màu đỏ, thể hiện Phôi của chi tiết gia công.
Bước 6 : Xây dựng đường chạy dao (Toolpath)
-        Click Create/Curve/Curve on All Edges.
mastercam X7

 -         Click Toolpaths, chọn Contour…
mastercam X7
 -         Chọn biên dạng contour
mastercam X7
OK.
-        Thiết lập các thông số cho đường chạy dao
mastercam X7
+ Tại tab Tool : lựa chọn dao cho quá trình gia công
Click Select library tool…
mastercam X7
Chọn loại dao phù hợp với quá trình gia công (Trong ví dụ này ta chọn dao Flat Endmill Ø8).
Thiết lập các thông số cắt như hình :
mastercam X7
 + Tại tab Cut Parameters :
mastercam X7
Compensation type : chọn kiểu bù dao.
Compensation direction : chọn hướng bù dao.
Tip comp : chọn vị trí bù dao.
+ Tại tab Depth Cuts :
mastercam X7
Max rough step : Chiều sâu cắt thô lớn nhất.
Finish cuts : Số lần cắt tinh.
Finish step : Chiều sâu cắt tinh.
+ Tại tab Lead In/Out : Mastercam cho phép thêm một đường thẳng hoặc cung tròn di chuyển tới điểm bắt đầu hoặc kết thúc của đường chạy dao để làm mượt sự di chuyển của dụng cụ và phôi. Quá trình di chuyển khi thêm vào điểm đầu của đường chạy dao được coi là Lead in move, quá trình di chuyển khi thêm vào cuối đường chạy dao được coi là Lead out move.
mastercam X7
Entry/ Exit line : đường thẳng nêu trên có thể được thêm vào bằng 2 cách như sau: vuông góc và tiếp xúc. Thêm đường thẳng theo phương pháp vuông góc là theo hướng vuông góc với đường chạy dao vuông góc liền kề, trong khi phương pháp tiếp xúc là thêm đường thẳng tiếp xúc    với đoạn đường chạy dao vuông góc liền kề.
Tham số “ Ramp height” xác định chiều sâu Z cho việc di chuyển sâu xuống từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.
Entry/ Exit arc : một đường thẳng được thêm vào tới điểm ăn dao và thoát dao của đường chạy dao được xác định bằng 3 tham số sau :
Radius : xác định giá trị đường kính của đường cong ăn dao và thoát dao.
Sweep : xác định giá trị góc độ của đường cong ăn dao và thoát dao.
Helix height : xác định sự thay đổi của chiều sâu cắt của đường cong spline xoắn ốc.
+ Tại tab Multi passes : Số lần dịch dao ngang
mastercam X7
Rough : Gia công thô.
      Number : Số lần dịch dao ngang.
      Spacing : Khoảng dịch dao.
Finish : Gia công tinh.
      Number : Số lần dịch dao ngang.
      Spacing : Khoảng dịch dao.
+ Tại tab Linking parameters :
mastercam X7
Clerance : Độ cao an toàn rút dao về khi kết thúc gia công.
Retract… : Độ cao của mỗi lần chuyển dao.
Feed plane…: Mặt phẳng bắt đầu gia công.
Top stock : Mặt phẳng đỉnh phôi.
Depth…: Chiều sâu cắt.
Nhấn OK sẽ xuất hiện đường chạy dao như hình :
mastercam X7
Để tiến hành mô phỏng, ta chọn Verify selected operations
mastercam X7
Giao diện mô phỏng đường chạy dao :
msatercam X7
Nhấn Play để tiến hành mô phỏng.